Tác phẩm Takahashi_Rumiko

Các tác phẩm của Takahashi đa phần đăng trên tạp chí Shonen Sunday, nhưng bà cũng cho đăng manga của mình trên các tạp chí khác như Big Comic Spirits, Young Sunday, BIG GORO, Petit Comics và Heibon Punch.[9] Các đơn hành bản phát hành ở Nhật Bản do Shogakukan đảm trách, còn ở Hoa KỳCanada là do Viz Media đảm nhiệm. Ngoài ra, Takahashi cũng được mời tham gia thiết kế nhân vật cho cho anime Crusher Joe: The Movie[35] và game PS2 Kidou Shinsengumi Moeken.[36]

Các tác phẩm chính

Sáng tác giai đoạn 1978-1987

Bìa manga Urusei Yatsura.
  • Urusei Yatsura (1978-1987):, còn được biết tới với cái tên tiếng Anh là Lamu the Invader Girl. Đây là tác phẩm lớn đầu tiên của Takahashi Rumiko và cũng là tác phẩm đem lại danh tiếng cho bà. Câu chuyện bắt đầu từ việc Moroboshi Ataru, một học sinh trung học thích tán tỉnh các cô gái xinh đẹp gặp một tu sĩ kỳ lạ tên Cherry và nhận được lời tiên đoán rằng nếu cậu đi về trên con đường đó thì sẽ gặp một chuyện quái gở và còn xui xẻo gấp trăm lần hiện giờ. Quả nhiên ngay sau đó, cậu đã phải thi đấu với Lum (Lamu trong phiên bản tiếng Anh), một công chúa người ngoài hành tinh. Mặc dù thắng nhưng do một sự nhầm lẫn nho nhỏ mà Lum đã tưởng rằng Ataru muốn lấy mình làm vợ và ngay lập tức cô bám dính lấy Ataru... Cốt truyện và các nhân vật thay đổi khá nhiều, ứng với sự trưởng thành dần lên của ngòi bút Takahashi. Ví dụ Ataru từ một cậu học trò xui xẻo dần biến thành một anh chàng háo sắc. Còn Lum thì ban đầu cô chỉ đóng vai trò một nhân vật phụ, nhưng về sau đã trở thành nhân vật chính. Sau này Takahashi kể lại rằng bà không gặp nhiều khó khăn khi viết Urusei Yatsura, vì nó là một manga hướng đến tầng lớp học sinh và thanh thiếu niên, mà tác giả của nó lúc đó cũng là... thanh thiếu niên.[9] Nhìn chung, Urusei Yatsura là một truyện mang tính chất hài hước điển hình của Takahashi. Chính tác giả đã nói rằng bà muốn người đọc cười khi đọc Urusei Yatsura.[12] Ngoài ra, cốt truyện khó đoán, kịch tính, nhiều "cạm bẫy", nhiều nút thắt, nhiều bất ngờ cũng là một nguyên nhân đem lại sự yêu thích của độc giả cho Urusei Yatsura.[12] Chính Takahashi đã thổ lộ: "...tôi không muốn viết truyện theo lối thông thường - tôi muốn độc giả hoàn toàn bất ngờ trước những diễn biến tiếp theo của câu chuyện. Những câu chuyện nên có những "âm mưu phụ" (subplots) liên kết thời điểm khởi đầu với thời điểm cao trào, điều này sẽ khiến độc giả hồi hộp đoán định những sự kiện xảy ra trong các phần tiếp theo. Phải nói là rất khó khăn khi xâu chuỗi tất tần tật những tiểu xảo nhỏ đó lại với nhau."[11]
Bìa wideban Mezon Ikkoku.
  • Mezon Ikkoku (viết theo tiếng Anh là Maison Ikkoku, 1980-1987): tác phẩm lớn thứ hai của Takahashi, sáng tác cùng thời với Urusei Yatsura. Câu chuyện kể về các sự kiện xảy ra tại ngôi nhà trọ Ikkoku, trong đó chủ đạo là chuyện tình lãng mạn giữa Godai Yusaku, một cậu học trò nghèo và lận đận trong chuyện thi cử học hành, với Otonashi Kyoko, một góa phụ trẻ trung xinh đẹp và là người chủ mới của ngôi nhà trọ. Trái với phần nhiều các tác phẩm khác của Takahashi, Mezon Ikkoku không hề có người ngoài hành tinh, võ thuật, yêu quái, bùa chú,... nó đơn giản là một câu chuyện thông thường trong đời sống thực tế của mỗi con người. So với các tác phẩm như Urusei Yatsura hay Một nửa Ranma sau này, rõ ràng Mezon Ikkoku hướng đến một thành phần độc giả lớn tuổi hơn và nó phần nào nghiêm túc hơn.[9] Và cốt truyện của Mezon Ikkoku cũng được sắp xếp khác hơn so với Urusei Yatsura: "Viết Mezon Ikkoku giống như đặt một quả bóng căng trên sợi dây đàn. Tôi phải phát triển cốt truyện theo từng bước, bước sau dựa trên nền tảng của bước trước. Còn Urusei Yatsura giống như đập một quả bóng xuống đất, tôi không biết nó nảy lên như thế nào".[11] Đáng chú ý là Mezon Ikkoku bán chạy hơn Urusei Yatsura rất nhiều (doanh số mỗi tập hơn Urusei Yatsura trung bình tới 80%), nguyên do được giải thích là, so với Urusei Yatsura, các nhân vật trong Mezon Ikkoku tạo được sự đồng cảm rất lớn cho độc giả,[11] họ ít khi cười trên những thất bại của các nhân vật như trong các tác phẩm khác, như Urusei Yatsura. Chính tác giả Takahshi nhấn mạnh: "... điểm khác biệt lớn nhất giữa Mezon Ikkoku và Urusei Yatsura chính là ở việc xây dựng nhân vật. Nhân vật chính trong Urusei Yatsura cơ bản là mẫu người độc giả mong muốn. Trong Mezon Ikkoku, nhân vật chính là mẫu người khiến độc giả thông cảm và, họ thấy có chút gì của mình trong đó.".[11]

Sáng tác giai đoạn 1987-1996

  • Ningyo Shirīzu (1984-1994):, còn được biết tới với cái tên tiếng Anh Mermaid Saga. Ningyo Shirīzu là một câu chuyện mà nội dung đã mang tính cách đặc trưng và riêng biệt so với các câu chuyện ảo tưởng khác của Takahashi. Câu chuyện kể về một cặp tình nhân tình cờ mang trong mình cuộc sống bất tử do ăn phải thịt của người cá trong thần thoại. Suốt nhiều thế kỷ, họ luôn truy tìm cách để kết thúc cuộc sống này, tuy bất tử nhưng đầy hỗn tạp và lo lắng. Khác với những tác phẩm thường thấy của bà (hài hước, tình cảm), câu chuyện này có thể nói là thuộc dạng kinh dị và mang sắc thái hơi đen tối, bạo lực, cùng nội dung rất sâu sắc và... khó hiểu.[9] Đối với những độc giả đã quen với các tác phẩm hài truyền thống của Takahashi, Ningyo Shirīzu đúng là một cú sốc. Bản thân tác giả cũng thắc mắc về lý do mình viết Ningyo Shirīzu: "Có lẽ đây là kết quả của một sự hồi hộp phấn chấn của tôi. Tôi cũng không rõ. Thỉnh thoảng tôi nảy ra một số ý tưởng kinh dị.".[11]
Bìa manga Ichi-Pondo no Fukuin tiếng Nhật
  • Ichi-Pondo no Fukuin (1987-2007): còn được biết với tên tiếng Anh là One-Pound Gospel. Ichi-Pondo no Fukuin đặc biệt ở chỗ có liên quan đến đạo Thiên Chúa trong khi Nhật Bản là một quốc gia nơi Thần đạoPhật giáo có địa vị ưu thế gần như tuyệt đối.[9] Nữ nhân vật chính, Angela, là một nữ tu sĩ mới đang trong thời gian chuẩn bị thề nguyện và trong thâm tâm cô đã "hiến dâng đời mình cho Chúa". Tuy nhiên Hatanaka Kosaku, một võ sĩ quyền Anh lại đem lòng yêu cô và quyết tâm theo đuổi cô đến cùng. Mặc dù ban đầu Angela chỉ xem Kosaku là một người bạn tốt, nhưng rồi trái tim của cô đã xao động trước nghị lực kiên cường của người võ sĩ trong sự nghiệp cũng như trong tình yêu... Ichi-Pondo no Fukuin là tác phẩm mà Takahashi viết trong thời gian lâu nhất, lý do chủ yếu là tác giả không viết nó thường xuyên và cho đăng lắt nhắt.
Bìa manga Ranma1/2.
  • Một nửa Ranma (1987-1996): hay Ranma ½ là tác phẩm lớn thứ ba của Takahashi Rumiko. Ranma ½ với nhân vật chính, Ranma Saotome, một thiếu niên vừa cứng đầu, ương ngạnh lại rất giỏi võ vừa trở về từ Trung Quốc. Ranma bị rơi xuống "suối con gái chết chìm" nên anh trở thành một con người mang hai giới tính: lúc dội nước lạnh lên Ranma trở thành con gái, lúc dội nước nóng thì Ranma trở lại thành con trai như bình thường. Ranma được hứa hôn từ nhỏ với một trong ba người con gái của gia đình Tendou, sau khi bị ép buộc phải chọn Akane, bí mật của Ranma (cũng như cha của anh) đều bị tiết lộ... Câu chuyện xoay quanh những vấn đề về trường phái, giới tính, và những tình yêu, tình bạn vừa nực cười (cảm tình của Kuno đối với Ranko) lại vừa đáng yêu (Tofu-sensei đối với Kasumi) và trong sáng (Akane và Ranma)... Câu chuyện giữa Ranma và Akane cũng là một sự phá cách lớn của Takahashi, vì tình cảm giữa một thiếu nữ tính tình như con trai với một câu thiếu niên nửa trai nửa gái là chưa thấy bao giờ trong lịch sử manga.[9] Cảm hứng chủ đạo trong Ranma 1/2 quay về tính hài hước đặc trưng như Urusei Yatsura: những trang truyện Ranma luôn đem lại cho độc giả những trận cười sảng khoái. Giống như các tác phẩm lớn khác của Takahashi, Một nửa Ranma cũng nhanh chóng trở nên nổi tiếng và được các độc giả yêu thích. Nguyên do chính là việc Takahashi đã thêm nhiều chi tiết hành động - võ thuật vào tác phẩm. Cụ thể là trong thời điểm này các manga võ thuật như Bảy viên ngọc rồng của Toriyama Akira đang thống trị giới otaku. Takahashi cũng thử đổi mới theo hướng này và bà đã đạt được thành công lớn.[11]

Sáng tác giai đoạn 1996-2008

Bìa manga Inu Yasha.
  • Inu Yasha (1996-2008): tác phẩm lớn thứ tư của Takahashi Rumiko và cũng là tác phẩm thành công nhất của "công chúa manga". Câu chuyện trong Inu Yasha xoay quanh việc kiếm tìm và tập hợp những mảnh vỡ viên ngọc Tứ Hồn mang đầy quyền năng của Higurashi Kagome, một cô nữ sinh sống trong thời hiện đại và Inu Yasha, một thanh niên nửa người nửa yêu quái sống trong thời Chiến Quốc Nhật Bản cách đó 500 năm. Đây là tác phẩm đem lại một bước ngoặt lớn trong sự nghiệp sáng tác của Takahashi Rumiko và nó mang phong cách khác rất nhiều so với các tác phẩm trước đây. Cảm hứng chủ đạo của các tác phẩm trước là những câu chuyện thường nhật mang đậm chất hài hước đặc trưng của Takahashi, pha chút nhẹ nhàng, lãng mạn trữ tình. Trong khi đó, cốt truyện Inu Yasha mặc dù vẫn chứa những nét hài hước, đặc biệt là những tập đầu, nhưng rồi nó nhanh chóng trở nên rất nghiêm túc, đôi khi hơi đen tối và mang tính bạo lực như Ningyo Shirīzu.[9] Bản thân Takahashi Rumiko đã nhấn mạnh rằng Inu Yasha không phải là một câu chuyện hài hước đơn thuần,[28] "tôi đã hoàn thành hai tác phẩm hài là Urusei và Ranma, vì vậy tôi quyết định thử viết một tác phẩm nghiêm túc hơn.".[23] Và, mặc dù lúc đầu các nhân vật trong Inu Yasha không thiện hay ác rõ ràng giống như các tác phẩm khác, nhưng về sau, đặc biệt với sự xuất hiện của nhân vật Naraku, tuyến nhân vật trong Inu Yasha đã được phân chia thành 2 tuyến chính diện - phản diện rất rõ rệt.[9]Những đổi mới của Takahashi Rumiko rốt cuộc đã giúp bà tiếp tục nhận được thành công. Inu Yasha hiện nay là một trong những Manga thành công nhất của "công chúa manga", nó đã vượt rất xa so với Ranma 1/2 và các tiền bối khác. Lý do bởi vì Inu Yasha đã kết hợp thành công những ưu điểm của các bậc tiền bối, và từ đó tạo nên thế mạnh riêng độc đáo của mình. Đó là sự táo bạo, mạnh mẽ của Ningyo Shirīzu, với tố chất hài hước đặc trưng của Một nửa Ranma, Urusei Yatsura cũng như những mối quan hệ tình cảm mang tính hài hước nhưng lại vô cùng sâu sắc trong Mezon Ikkoku. Đồng thời, bối cảnh truyện được đặt trong một thời điểm loạn lạc rối ren nhưng Inu Yasha vẫn luôn luôn có một bầu không khí của một câu chuyện thần tiên.[29] Hơn thế nữa nội dung câu chuyện lại chứa đựng rất nhiều ý nghĩa sâu sắc. Đó là tình yêu cuộc sống như của Tezuka Osamu, là khát vọng có được cuộc sống bình thường của Takada Yūzō, là sức mạnh của tình yêu tạo nên những điều kì diệu như của Watase Yuu. Đồng thời, đó cũng là niềm tin vào bản lĩnh và sức mạnh của con người và là tiếng gọi thiết tha của một tình yêu cao đẹp, vượt qua năm thế kỷ cũng như vượt qua mọi rào cản, định kiến về chủng loài, về xã hội...
  • [[Tập tin:Kyokainorinne01cover.jpg|nhỏ|phải|100px|Bìa manga Kyōkai no Rinne.

    • [[Rinne - Cảnh giới luân hồi|Kyōkai no Rinne
    (2009-2017): xê-ri truyện dài manga mới nhất của Takahashi Rumiko, chương 1 của tác phẩm vừa mới được phát hành trên tạp chí Shonen Sunday vào ngày 22 tháng 4 năm 2009[22][37] và hai tập đơn hành bản của truyện sẽ ra mắt độc giả Nhật Bản vào ngày 16 tháng 10 cùng năm.[38] Cốt truyện của tác phẩm xoay quanh Mamiya Sakura - một cô nữ sinh có khả năng nhìn thấy những hồn ma kể từ sau một lần đi lạc đến âm phủ vào lúc nhỏ - và bạn học của cô, Rokudō Rinne - một thanh niên mang một nửa dòng máu shinigami (Tử thần) có nhiệm vụ dẫn dắt những hồn ma còn quanh quẩn trên thế gian xuống dưới âm phủ để được đầu thai. Manga này đã được Viz Media mua bản quyền, và bản manga tiếng Anh sẽ được phát hành vào ngày 20 tháng 10 năm 2009.[39] Viz cũng đã cho đăng tải các chương manga tiếng Anh trên trang web của họ.[40][41] Viz cũng thông báo rằng Kyōkai no Rinne cũng sẽ là manga đầu tiên được phát hành trong imprint của họ - Shonen Sunday - vào cùng ngày 20 tháng 10 năm 2009.[42]

    Các tác phẩm khác

    Xen kẽ với các truyện dài trứ danh của mình, công chúa Manga cũng đều đặn cho ra lò những manga ngắn, chủ yếu dài một chương, một số dài vài chương. Phần lớn truyện ngắn này đã được xếp vào hai tuyển tập Rumic WorldRumic Theatre. Cụ thể, Rumic World bao gồm các truyện ngắn đăng trên Shōnen SundayShōnen Sunday Extra từ năm 1978 đến 1984, còn Rumic Theatre bao gồm tất cả các truyện ngắn của bà đăng từ năm 1978 đến 1994.[43]"Rumic" là một cách chơi chữ độc đáo của tác giả, nó được hình thành từ hai chữ đầu trong tên của Takahashi Rumiko "Rumi" (kanji: 留美) và tiếp vĩ ngữ -ic trong tiếng Anh để tạo thành tính từ rumic (viết theo kiểu katakana thì đọc là rumiikku) với nghĩa là "thuộc về Rumiko", "do Rumiko sáng tác".[44]

    Takahashi Rumiko cũng hợp tác với các mangaka khác để cho ra lò một số truyện ngắn, ví dụ như bà đã cùng Adachi Mitsuru sáng tác nên truyện ngắn My Sweet Sunday (ra mắt độc giả ngày 16 tháng 3 năm 2009), một tác phẩm kể về sự nghiệp mangaka của cả hai người.

    Chuyển thể

    Sáu tác phẩm dài hơi của Takahashi Rumiko đều được chuyển thể thành anime. Trong đó Urusei Yatsura, Một nửa Ranma do Kitty Animation sản xuất, Mezon Ikkoku do Studio Deen thực hiện, Ichi-Pondo no Fukuin do Studio Gallop đảm trách, Ningyo Shirīzu do Tokyo Movie Shinsha (TMS Entertainment) sản xuất, còn Inu Yasha được Sunrise thực hiện. Một số truyện ngắn của bà cũng được Kitty, Sunrise và TMS chuyển thể thành anime, ví dụ Honoo Torippa (Người du hành qua ngọn lửa), Za Sūpāgyaru (Siêu nữ Maris), Warau hyō teki (Mục tiêu cười đùa).[35]

    Tác phẩm Mezon Ikkoku sau đó đã được dựng thành ba bộ phim: Mezon Ikkoku - Toki wo Koeru Omoi (1986) do Kitty Animation sản xuất, Mezon Ikkoku Drama (2007) và Mezon Ikkoku: Kanketsuhen (2008) do TV Asashi thực hiện. Còn Ichi-Pondo no Fukuin cũng đã dựng thành một bộ phim truyền hình dài 9 tập và phát sóng lần đầu vào năm 2008 trên kênh NTV.[35]

    Tài liệu tham khảo

    WikiPedia: Takahashi_Rumiko //nla.gov.au/anbd.aut-an40293156 http://www.anime.com/Rumiko_Takahashi/ http://www.animeacademy.com/profile_takahashi_rumi... http://animenewsnetwork.com/article.php?id=6753 http://www.animenewsnetwork.com/encyclopedia/peopl... http://www.animenewsnetwork.com/news/ng%C3%A0y http://www.furinkan.com http://www.furinkan.com/features/articles/itsarumi... http://www.furinkan.com/iycompanion/manga/about.ht... http://www.furinkan.com/maison/manga/about.html